23:54 EDT Thứ sáu, 02/06/2023

Trang nhất » Tin Tức » TIN HOẠT ĐỘNG CỦA CHI CỤC

Kon Tum: Giám sát việc đánh giá bước đầu bảo đảm an toàn thực phẩm thức ăn đường phố tại phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum và thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi

Thứ ba - 01/08/2017 22:59
Thực hiện Kế hoạch số 1185/KH-UBND ngày 04/5/2017 về việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh KonTum. Nhằm đánh giá ban đầu tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch của UBND xã, phường, thị trấn. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Kon Tum đã xây dựng Kế hoạch giám sát việc thực hiện các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm thức ăn đường phố và giám sát được 44 điểm kinh doanh thức ăn đường phố tại phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum và thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi từ ngày 25/7 đến ngày 28/7/2017.
Qua giám sát cho thấy, có 52,3% người kinh doanh thức ăn đường phố có kiến thức đúng về an toàn thực phẩm đủ 12/12 câu hỏi theo mẫu phiếu do Cục An toàn thực phẩm ban hành. Xét riêng từng tiêu chí thì có 100% người kinh doanh biết “Dao, thớt không dùng chung để thái thịt sống và thực phẩm chín; Thức ăn ngay, đồ uống có phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh”, tuy nhiên 77,3% người bán hàng biết “Khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, đồ uống ăn ngay phải dùng găng tay sử dụng 1 lần”, dao động từ 88,5 đến 97,7% người kinh doanh thức ăn đường phố biết các kiến thức như: “Vị trí kinh doanh thức ăn đường phố ở khu vực công cộng phải cách biệt các nguồn ô nhiễm để bụi, rác không rơi vào thực phẩm; Nước dùng để sơ chế nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ là nước đã qua xử lý đơn giản; Bàn ghế, giá, tủ, kệ để bày bán thức ăn đồ uống phải cách mặt đất 60 cm; Người kinh doanh thức ăn đường phố được giữ chứng từ, sổ ghi nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm và rau, củ quả; Người đang bị mụn, lở, loét ở tay không được bán hàng khi chưa chữa khỏi bệnh; Người kinh doanh thức ăn đường phố cần phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và khám sức khỏe; Người đang mắc bệnh tiêu chảy: tả, lỵ, thương hàn không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố vì phải đi vệ sinh nhiều lần tay dễ nhiễm bẩn, truyền vào thực phẩm; Sử dụng găng tay để bốc thức ăn cho khách hàng (găng dùng một lần) để bảo vệ thức ăn; Thực phẩm nấu chín xong, để được ở nhiệt độ thường trong thời gian 2 tiếng đồng hồ”.
Test nhanh mẫu thực phẩm và phỏng vấn kiến thức, đánh giá thực hành của người kinh doanh thức ăn đường phố
Kết quả test nhanh thực phẩm cho thấy 9,9% (12/121) mẫu thực phẩm tại 7 điểm kinh doanh thức ăn đường phố không đạt các chí tiêu hàn the trong chả; nitrit, nitrat trong nước, độ ôi khét dầu mỡ, thuốc trừ sâu trong rau sống và độ sạch bát đĩa.
Kết quả thực hành theo 12 tiêu chí do UBND tỉnh Kon Tum ban hành theo Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 cho thấy, bước đầu chỉ có 18,2% (8/44) người kinh doanh thức ăn đường phố đạt từ 6 đến 8 tiêu chí. Xét theo từng tiêu chí thì có 97,7% có nơi kinh doanh sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cầm...); có dụng cụ xúc, gắp thực phẩm sạch sẽ; 84,1% Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chin; 65,9% Bày bán thức ăn trên bàn, giá cao cách mặt đất ít nhất 60cm; 52,3% có găng tay sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn chin; 6,8% Có tủ đựng thức ăn có lắp kính che đậy, bảo quản thức ăn hợp vệ sinh, chống được ruồi, nhặng, bụi, bẩn, mưa, nắng và các loài côn trùng, động vật gây hại khác; 4,5% Có đủ dụng cụ, túi đựng chất thải, rác thải đựng trong thùng có nắp đậy và hợp vệ sinh; không người kinh doanh nào đạt các tiêu chí “Sổ sách ghi chép nguồn gốc thực phẩm”; “Ký cam kết với UBND phường, thị trấn về thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh của cơ sở”.
Trong thời gian tới Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ tiếp tục hướng UBND huyện, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn tăng cường tổ chức truyền thông, kiểm tra và xử lý nghiêm khi phát hiện các vi phạm về điều kiện trong kinh doanh thức ăn đường phố nhằm thay đổi hành vi, nhận thức của người kinh doanh thức ăn đường phố. Bên cạnh đó, còn truyền thông đến người tiêu dùng biết lựa chọn điểm kinh doanh thức ăn đường phố bảo đảm vệ sinh sạch sẽ.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Kon Tum khuyến cáo người tiêu dùng lựa chọn điểm kinh doanh thức ăn đường phố bảo đảm các tiêu chí sau:
1.     Nơi kinh doanh phải sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cầm...).
2.     Bày bán thức ăn trên bàn, giá cao cách mặt đất ít nhất 60cm.
3.     Có đủ tủ đựng thức ăn có lắp kính che đậy, bảo quản thức ăn hợp vệ sinh, chống được ruồi, nhặng, bụi, bẩn, mưa, nắng và các loài côn trùng, động vật gây hại khác.
4.     Có đủ dụng cụ xúc, gắp, chứa đựng thực phẩm sạch sẽ.
5.     Có đeo găng tay sạch sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn chín; có đeo tạp dề, khẩu trang y tế, mũ bao tóc sạch sẽ.
6.     Có đủ nước sạch để rửa bát, đĩa; bát đĩa luôn sạch sẽ và được bảo quản ở nơi sạch sẽ.
7.     Có khăn sạch để lau, phải có sự khác biệt, phân biệt giữa khăn lau bàn, tủ với khăn lau tay, chén.
8.     Có nước đá sạch để uống.
9.     Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín.
10.   Người kinh doanh thức ăn đường phố dán Giấy khám sức khỏe định kỳ hàng năm, Giấy Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, Bản cam kết với UBND phường, thị trấn về thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh tại tủ bán hàng.
11.   Có sổ sách ghi chép nguồn gốc thực phẩm.
12.   Có đủ dụng cụ, túi đựng chất thải, rác thải đựng trong thùng có nắp đậy và hợp vệ sinh.
NHỮNG THÓI QUEN KHÔNG PHÙ HỢP TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

PHẦN THỰC HÀNH AN TOÀN THỰC PHẨM


Tác giả bài viết: Thu Giang

Nguồn tin: Chi cục ATVSTP

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
chi cục an toàn thực phẩm kon tum


HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN



THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 41

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 33


Hôm nayHôm nay : 8733

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 19590

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 9052828

LIÊN HỆ


Mã chống spam Thay mới