21:13 ICT Thứ năm, 28/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » TRUYỀN THÔNG

Ngộ độc rượu: Nguyên nhân, hậu quả và cách phòng ngừa

Thứ hai - 09/04/2018 13:33
Rượu là đồ uống có từ lâu đời không những ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sử dụng rượu thái quá, không đúng cách sẽ gây tổn thương trực tiếp sức khỏe, thậm chí gây tử vong. Đặc biệt, tình hình sản xuất rượu giả, rượu lậu ngày càng có xu hướng phát triển, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
Thời gian gần đây, có vụ ngộ độc rượu xảy ra tại Thái Bình có 7 người mắc, đây là loại ngộ độc do nhóm Alcaloid gây ra, độc tính này tác động lên hệ thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, vã mồ hôi, giãn đồng tử, khô môi, khô miệng, chảy nước mắt, lơ mơ. Nếu không được xử trí, điều trị kịp thời thì nguy cơ bị tử vong cao. Loại độc này có ở trong cà độc dược (cà gai).
Vậy rượu là gì? Tác hại của rượu như thế nào?
Rượu là đồ uống chứa Ethanol (còn gọi là rượu Ethylic) có thể gây nghiện, có tác hại làm giảm hoạt động của não, gây mất ý thức và thở nông. Tình trạng ngộ độc cấp có thể do uống quá nhiều, còn nếu uống rượu kéo dài thì gây ngộ độc mạn tính. Rượu cũng là loại dung môi có thể chiết xuất các chất độc có trong động vật thực vật. Ngoài ra, rượu không bảo đảm chất lượng có hàm lượng methanol cao vượt tiêu chuẩn cho phép gây ngộ độc và có thể dẫn tới tử vong.
Bệnh nhân bị ngộ độc rượu do methanol
Cảnh báo một số nguyên nhân gây ngộ độc rượu là:
- Uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể.
- Uống phải rượu pha cồn công nghiệp methanol hoặc ethylene glycol.
- Uống rượu ngâm với thảo mộc (lá, rễ, hạt, cây…), động vật (mật, phủ tạng, bộ phận khác…) có chất độc.
Hậu quả của ngộ độc rượu:
- Nhẹ: không kiềm chế cảm xúc, dễ tức giận, nông nổi, đi đứng siêu vẹo.
- Nặng: nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp. Có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Uống rượu lâu ngày dẫn đến nghiện rượu, mắc các bệnh tâm thần, xơ gan, nhồi máu cơ tim, mất trí nhớ.
- Phụ nữ mang thai uống nhiều rượu có thể gây sinh non, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tin thần trí tuệ của đứa trẻ, gây ngộ độc cho thai nhi.
Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo một số biện pháp phòng ngừa ngộ độc rượu như sau:
1. Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng methanol >100mg/l ethanol 100o vì có thể gây mù mắt và tử vong.
2. Không uống rượu nồng độ từ 30o trở lên vượt quá 30ml/người/ngày
3. Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.
4. Không uống rượu khi:
- Không biết đó là rượu gì.
- Rượu không có nguồn gốc.
- Rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng.
- Khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị bệnh.
5. Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu, bia. 
 

Tác giả bài viết: Thu Giang

Nguồn tin: Chi cục ATVSTP tỉnh Kon Tum

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
chi cục an toàn thực phẩm kon tum


HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN



THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 327

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 314


Hôm nayHôm nay : 50040

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2042639

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 17574893

LIÊN HỆ


Mã chống spam Thay mới